Từ ngày 01/01/2025, phải có bằng lái xe phân khối lớn đối với người điều khiển xe máy từ 150cc trở lên?

  

Từ ngày 01/01/2025, phải có bằng lái xe phân khối lớn đối với người điều khiển xe máy từ 150cc trở lên?

Từ ngày 01/01/2025, phải có bằng lái xe phân khối lớn đối với người điều khiển xe máy từ 150cc trở lên? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Xe phân khối lớn giá rẻ cho nữ 3

Từ ngày 01/01/2025, phải có bằng lái xe phân khối lớn đối với người điều khiển xe máy từ 150cc trở lên?

Căn cứ theo Điều 57 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về giấy phép lái xe cụ thể như sau:

Điều 57. Giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
đ) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có kéo theo rơ mooc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B;
[...]

Như vậy, theo quy định cũ thì bằng lái xe hạng A1 sẽ dành cho người điều khiển xe máy từ 175cc (175 phân khối) trở xuống, bằng lái xe hạng A2 sẽ dành cho người điều khiển xe máy từ 175cc trở lên hay còn gọi là phân khối lớn.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2025, dự kiến sẽ không còn bằng lái xe hạng A2 nữa mà thay vào đó sẽ là bằng lái xe hạng A (hạng A được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 theo quy định mới).

Do đó, từ ngày 01/01/2025 bằng lái xe phân khối lớn được hiểu là bằng lái xe hạng A thì mới được điều khiển xe máy từ 150cc trở lên theo quy định pháp luật.

Hay nói dễ hiểu, để điều khiển các loại xe như SH 150i, Exciter 135cc, Exciter 155cc, Winner X và các dòng xe tương tự, người lái xe sẽ cần phải có bằng lái hạng A, tương tự như khi điều khiển xe phân khối lớn.


KTM RC 390. Ảnh ST.

Từ ngày 01/01/2025, phải có bằng lái xe phân khối lớn đối với người điều khiển xe máy từ 150cc trở lên? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

Theo Điều 4 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm giao thông đường bộ được thông suốt, trật tự, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về việc chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

Điều 12. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ, gồm: Hiệu lệnh của người điều điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
[...]

Theo đó, người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Tín hiệu đèn giao thông;

- Biển báo hiệu;

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;

- Cọc tiêu, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;

- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.


Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...