Cầu vượt biển lập 10 kỷ lục thế giới

 

Cầu vượt biển lập 10 kỷ lục thế giới

Siêu công trình nắm giữ hàng loạt kỷ lục thế giới rút ngắn thời gian đi lại giữa Thâm Quyến và Trung Sơn từ 2 giờ xuống 30 phút.



Đảo nhân tạo thuộc công trình cầu vượt biển Thâm Quyến - Trung Sơn. Ảnh: Xinhua

Cuối tuần trước, Trung Quốc thông xe dự án nối liền Thâm Quyến - Trung Sơn, hệ thống cầu kết hợp đường hầm vượt biển nằm ở tỉnh Quảng Đông. Kỳ quan kỹ thuật này phá vỡ 10 kỷ lục thế giới khi khánh thành, New Atlas hôm 1/7 đưa tin.

Cửa sông Châu Giang, nơi đổ vào Biển Đông, là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Khu vực này bao gồm Hong Kong, Macao và 9 thành phố nằm ở Quảng Đông, ngăn cách bởi vùng nước rộng lớn, gây khó khăn cho việc đi lại. Dự án Thâm Quyến - Trung Sơn được thiết kế để khắc phục bất lợi đó. Công trình dài 24 km, nối hai thành phố nằm ở hai bờ đối diện của cửa sông Châu Giang. Tuy nhiên, đây không phải là một cây cầu dài, có một đường hầm chạy giữa hai đảo nhân tạo, kết hợp cầu nối mỗi đảo với thành phố ở cùng phía.




Với 8 làn có tốc độ tối đa 100 km/h, tuyến đường mới rút ngắn thời gian lái xe từ 2 giờ xuống 30 phút. Sau 7 năm xây dựng, công trình thông xe vào 3 giờ chiều ngày 30/6 theo giờ địa phương. Theo CGTN, dự án nối liền Thâm Quyến - Trung Sơn lập 10 kỷ lục thế giới, bao gồm sàn cầu cao nhất (91 m), khoảng thông thủy cao nhất đối với cầu biển, neo cầu treo ngoài khơi lớn nhất (344.000 m3 bê tông), tốc độ thử nghiệm cản gió cao nhất đối với cầu treo (83,7 m/s), sàn cầu bằng thép lớn nhất lát nhựa đường epoxy trộn nóng (378.800 m2), hầm ống chìm hai chiều 8 làn dài nhất, hầm ống chìm bê tông vỏ thép dưới nước rộng nhất (55,6 m), lượng đúc lớn nhất cho đường ống chìm vỏ thép dùng bê tông tự nén (29.000 m3/đoạn ống), băng cản nước hình chữ M có thể gập nhiều lần rộng nhất dùng trong khớp nối cuối cùng của đường hầm ống chìm (3 m).

Trên hết, phần đường hầm có một số trang bị an toàn thú vị, bao gồm hệ thống cứu hỏa mới. Một đội 14 robot thường xuyên tuần tra đường hầm, theo dõi đường ống và dây cáp để mọi thứ vận hành trơn tru, thậm chí để mắt tới tai nạn xe hơi. Khi điều đó xảy ra, chúng có thể hướng dẫn lưu thông qua loa tích hợp, ghi hình cảnh tượng và truyền tới trung tâm điều khiển từ xa.

Đèn dọc thành đường hầm cũng sử dụng hệ thống chia màu. Khi mọi thứ ổn thỏa, đèn có màu xanh, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, chúng chuyển thành màu đỏ. Thậm chí, hệ thống đèn có thể chuyển từ màu vàng sang xanh dọc chiều dài đường hầm, hướng dẫn mọi người đi đúng hương khi cần sơ tán.

Dự án Thâm Quyến - Trung Sơn nối với cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau, cầu vượt biển dài nhất thế giới ở cách đó 31 km, giúp mọi người đi quanh các khu vực đông dân này dễ dàng hơn.


Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...