Bị nuốt thẻ ATM: 3 bước lấy lại thẻ nhanh chóng, an toàn (2024)

 

Bị nuốt thẻ ATM: 3 bước lấy lại thẻ nhanh chóng, an toàn (2024)



Bị nuốt thẻ ATM phải làm sao? Đây là thắc mắc lo lắng của rất nhiều người không may bị máy ATM nuốt mất thẻ ATM trong quá trình giao dịch và không biết phải xử lý như thế nào. Trường hợp rút tiền tại máy ATM bị nuốt mất thẻ không hiếm gặp, nhất là trong các dịp lễ Tết quan trọng như Tết Nguyên đán là lúc nhu cầu rút tiền mặt của người dân tăng mạnh.

Vậy đâu là cách lấy lại thẻ ATM bị nuốt? Nếu không may thẻ ATM của bạn bị nuốt, hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng vì thẻ của bạn không bị mất, số tiền vẫn được bảo toàn và hãy thực hiện theo các bước dưới đây.

Bài viết của Tip Công Nghệ sẽ hướng dẫn cách xử lý khi bị nuốt thẻ ATM giúp lấy lại thẻ ATM nhanh chóng, an toàn về tiền bạc, tài khoản. Đồng thời cung cấp cho bạn những lưu ý để tránh lặp lại sự cố trên. Cùng xem ngay nhé!



1. Nguyên nhân thẻ ATM bị nuốt khi rút tiền

Trước khi tìm hiểu cách xử lý khi bị nuốt thẻ ATM, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao thẻ ATM bị nuốt khi rút tiền để có biện pháp phòng tránh cho các lần giao dịch (chuyển khoản, nạp tiền, rút tiền) tiếp theo. Thẻ ATM bị nuốt xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân.


Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến thẻ ATM bị cây ATM nuốt mất:

  • Máy ATM bị lỗi hỏng, phát sinh lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống đường truyền của ATM không ổn định hoặc do mất điện. Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới tình trạng thẻ ATM bị nuốt kẹt vào trong. Máy ATM có thể bị lỗi kỹ thuật như: quá tải, trục trặc do sử dụng quá nhiều lần trong ngày, bị va đập rơi vỡ, bị nhiễm virus/ mã độc. Khi đó nếu bạn không biết cây ATM hỏng mà vẫn rút tiền thì cây ATM sẽ tự động thu giữ thẻ của khách hàng để tránh các sự cố không mong muốn.
  • Bạn nhập sai mã PIN quá số lần quy định (thường tối đa chỉ 3 lần). Nếu bạn nhập sai mã PIN quá nhiều lần từ lần thứ 4 thì máy ATM cũng tự động thu giữ thẻ nhằm bảo vệ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ.
  • Do không lấy lại thẻ khỏi máy sau khi giao dịch xong, thường thời gian quy định là 15-30 giây, quá thời gian đó cây ATM sẽ tự động khóa thẻ để đảm bảo không bị khách sau lấy thẻ của bạn.
  • Thẻ ATM của bạn nằm trong danh sách thẻ bị khóa tạm thời, danh sách thẻ đen. Điều này dẫn tới giao dịch không thể thực hiện được và thẻ bị thu hồi.
  • Thẻ ATM của bạn đã bị hỏng do nguyên nhân: thẻ cong vênh, trầy xước, rách, nhiễm nước hoặc hóa chất, thẻ nhiễm virus mã độc.
  • Bạn đang rút tiền tại cây ATM thuộc ngân hàng khác không liên kết với ngân hàng trên thẻ của bạn thì thẻ ATM sẽ bị khóa và nuốt lại.
  • Thẻ ATM đã hết hạn sử dụng, đến thời hạn phải làm lại thẻ mới.

2. Cách xử lý khi bị nuốt thẻ ATM phải làm sao để lấy lại thẻ nhanh chóng, an toàn

Rút tiền tại máy ATM bằng thẻ ngân hàng là 1 giao dịch rất phổ biến với bất kỳ cá nhân nào hiện nay giúp người dùng có tiền mặt để sử dụng. Đùng 1 cái khi vào ngày mà bạn đang cần tiền gấp và chuẩn bị rút tiền ở cây ATM ven đường thì gặp ngay sự cố cây ATM không những không nhả tiền ra mà nó còn nuốt luôn thẻ của bạn vào trong.

Khi chẳng may thẻ ATM bị nuốt thì rất nhiều người bối rối không biết bị nuốt thẻ ATM thì phải làm sao? Nhỡ đâu mất tiền trong tài khoản thì sao?

Các chuyên gia khuyên rằng trong trường hợp hi hữu này, cách giải quyết chính xác khi thẻ ATM bị nuốt là bạn cần bình tĩnh, không được luống cuống và thực hiện ngay theo 3 bước hướng dẫn của Tip Công Nghệ sau đây giúp bạn lấy lại thẻ ATM nhanh chóng trong thời gian sớm nhất.

Cách này áp dụng được khi bạn bị nuốt thẻ tại cây ATM trong hệ thống cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Yên tâm là số tiền trong tài khoản của bạn đảm bảo còn nguyên, thẻ của bạn có thể lấy lại được nhé.

Bước 1: Kiểm tra lại xem máy ATM có nhả thẻ ra không

Theo khuyến cáo của các ngân hàng, trong trường hợp giao dịch tại máy ATM mà khách hàng bị nuốt thẻ, khách hàng nên chờ thêm một lúc đến khi máy ATM chuyển sang chế độ chờ giao dịch tiếp để đề phòng máy nhả thẻ chậm.

Nếu thẻ vẫn chưa nhả, bạn hãy kiểm tra lại bằng cách nhấn nút Cancel (HỦY) màu đỏ hoặc nhấn 1 số nút bất kỳ trên bàn phím như nút Clear (XÓA) xem máy có nhả thẻ ra không. Trường hợp nhấn rồi mà máy vẫn không nhả thẻ, bạn chờ thêm 1 lúc khoảng 1-3 phút hoặc chờ thêm 1 chút cho người tiếp theo thực hiện giao dịch xem thế nào.

Tới lúc này mà thẻ vẫn chưa được nhả ra thì chắc chắn là thẻ ATM của bạn đã bị nuốt, bạn cần thực hiện tiếp các bước dưới.

Nếu thẻ vẫn chưa được nhả ra thì khách hàng cần liên hệ với ngân hàng để tra soát lấy lại thẻ.

Bước 2: Liên hệ ngân hàng để thông báo, yêu cầu khóa thẻ

Bước tiếp theo là bạn cần liên hệ ngân hàng để thông báo thẻ bị nuốt và được hướng dẫn cách lấy lại.

Tới đây thì có 2 trường hợp bị nuốt thẻ ATM như sau:

Trường hợp 1:

Bạn rút tiền tại cây ATM đặt cạnh ngân hàng và lúc này ngân hàng đang mở cửa, bạn có thể thông báo ngay cho bảo vệ hoặc vào phòng giao dịch ngân hàng để thông báo cho nhân viên ngân hàng về sự cố nuốt thẻ và yêu cầu khóa thẻ để chắc chắn không có giao dịch ngoài ý muốn. Hãy báo ngay cho phía ngân hàng để họ biết được tình trạng của bạn, từ đó kịp thời xử lý hỗ trợ nhanh nhất, tránh việc kẻ gian có thể lợi dụng lấy thẻ của bạn để rút tiền.


Hoặc trường hợp bạn biết quầy giao dịch gần nhất hoặc chi nhánh ngân hàng ở gần vị trí cây ATM thì cũng ngay lập tức tới đó để thông báo sự cố.

Trường hợp 2:

Nếu bạn rút tiền ở máy ATM cách xa vị trí quầy giao dịch hay chi nhánh ngân hàng như: trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà sách, công ty, trường học, đặt bên đường,… thì bạn hãy tìm số điện thoại Hotline Trung tâm tổng đài dịch vụ khách hàng của ngân hàng thường được dán xung quanh máy ATM. Nếu có số Hotline thì bạn gọi ngay tới số điện thoại đó để thông báo thẻ ATM bị nuốt và làm theo hướng dẫn. Khi liên hệ, bạn hãy thông báo sự cố và yêu cầu khóa thẻ ngay để tránh phát sinh các giao dịch ngoài ý muốn.

Nếu như không có số Hotline ngân hàng nào xung quanh máy ATM thì bạn có thể tìm kiếm số Hotline bằng tra cứu trực tuyến dùng điện thoại hoặc theo thông tin số Hotline CSKH 24/7 của 1 số ngân hàng phổ biến tại Việt Nam hiện nay:

Tên ngân hàngHotline
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank1900 54 54 13
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank1900 55 88 18
Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBank1900 558 868
Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – BIDV1900 92 47
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – TechcomBank1800 588 822
Ngân hàng Quân đội – MBBank1900 5454 26
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank1900 545 415
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hồ Chí Minh Thương Tín – Sacombank1900 55 55 88
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – ACB1900 54 54 86
Ngân hàng Quốc Tế – VIB1800 588 856
Ngân hàng Tiên phong – TPBank1900 58 58 85
Ngân hàng Thương mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex – PG Bank1900 555 574
Ngân hàng TMCP Việt Á – Việt Á Bank1900 555 590
Ngân hàng Đông Á – Dongabank1900 54 54 64
Ngân hàng Dầu Khí Toàn cầu – GP Bank1800 58 58 66
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương – Oceanbank1800 58 88 15
Ngân hàng SeABank1900 555 587
Ngân hàng Standard Chartered+84 28 7300 0730

Ví dụThẻ ATM bị nuốt là thẻ Agribank thì bạn hãy gọi điện theo số 1900 55 88 18 để thông báo tới ngân hàng báo khóa thẻ và được hỗ trợ. Thẻ ATM bị nuốt của Vietcombank thì bạn gọi số 1900 54 54 13 hoặc vào ứng dụng của Vietcombank để thao tác khóa thẻ.

Nếu bạn vẫn không tìm được bất kỳ số điện thoại nào thì có thể tới điểm giao dịch ngân hàng gần nhất để thông báo.

Đối với trường hợp thẻ ATM bị nuốt khác ngân hàng, ngoài việc liên hệ tới số Hotline của ngân hàng bạn mở thẻ để báo bị nuốt thẻ và yêu cầu khóa thẻ, bạn cũng cần liên hệ thêm tới số hotline của cây ATM thuộc ngân hàng khác mà bạn đang rút để báo thẻ bị nuốt và yêu cầu được hướng dẫn lấy lại thẻ.

Hoặc nếu điện thoại cài đặt ứng dụng Internet Banking của ngân hàng và bạn biết thao tác, bạn cũng có thể yêu cầu khóa thẻ ngay qua ứng dụng Internet Banking của ngân hàng bạn đang sử dụng. Hiện nay đa số ngân hàng hỗ trợ tính năng khóa thẻ ngay trên app rất tiện lợi như Techcombank, Vietinbank, Vietcombank,… Bạn chỉ cần đăng nhập vào trong app và tìm mục KHÓA THẺ.

Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng để lấy lại thẻ ATM

+) Với trường hợp bị nuốt thẻ ở cây ATM cùng ngân hàng, trong vòng 30 ngày từ ngày thẻ ATM bị nuốt, bạn cần thông báo sự cố tới ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ cấp lại thẻ. Sau khi gọi điện thông báo và trình bày sự cố thẻ ATM bị nuốt, ngân hàng sẽ tiếp nhận một số thông tin bạn cung cấp gồm: thời gian bị nuốt thẻ, giao dịch trước khi bị nuốt thẻ, địa chỉ cây ATM,… và 1 số thông tin cá nhân của bạn. Nếu thông tin cá nhân của bạn khớp với thông tin bạn đăng ký mở thẻ, ngân hàng sẽ hẹn bạn cầm theo CCCD đến phòng giao dịch để làm thủ tục nhận lại thẻ ATM.

Thông thường, khách hàng sẽ được ngân hàng hẹn ngày nhận lại thẻ ATM sau khoảng 3-5 ngày làm việc. Bạn chú ý mang theo CCCD và các giấy tờ khác tùy yêu cầu của từng ngân hàng để làm thủ tục nhận lại thẻ.

Ví dụvới ngân hàng Techcombank nếu bạn bị nuốt thẻ ATM thì chỉ cần thông báo, Techcombank sẽ khóa thẻ và phát hành thẻ mới cho bạn.

Sau thời hạn trên, nếu bạn không liên hệ nhận lại thẻ bị nuốt thì phía ngân hàng sẽ tự động khóa hủy thẻ, phát hành lại thẻ mới thay cho chiếc thẻ đã bị nuốt. Bạn chỉ cần liên hệ tới ngân hàng để làm thủ tục phát hành lại thẻ. Với thẻ tín dụng, bạn cần liên hệ với chi nhánh, phòng giao dịch đã phát hành thẻ trước đây; đối với thẻ ghi nợ thì có thể liên hệ tại bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào.

+) Với trường hợp thẻ ATM của ngân hàng A (đơn vị phát hành thẻ) bị nuốt ở cây ATM của ngân hàng B (ngân hàng quản lý cây ATM), trong vòng 10 ngày từ ngày thẻ bị nuốt, nếu ngân hàng B hỗ trợ trả thẻ trực tiếp và bạn muốn nhận lại thẻ tại ngân hàng B, bạn cần xuất trình căn cước công dân CCCD và giấy xác nhận chủ thẻ do ngân hàng A xác nhận để nhận lại thẻ.

Đối với thẻ tín dụng, nếu bạn muốn nhận lại thẻ tại chi nhánh ngân hàng A, bạn cần liên hệ tới chi nhánh, phòng giao dịch đã phát hành thẻ. Với thẻ ghi nợ, bạn có thể liên hệ tới bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch nào của ngân hàng A.

Sau thời hạn 10 ngày hoặc ngân hàng B không hỗ trợ được yêu cầu của bạn, bạn cần liên hệ đến ngân hàng A để làm thủ tục phát hành lại thẻ.

Trong trường hợp bạn bị nuốt thẻ ATM khi đi du lịch, công tác ở các tỉnh thành khác thì bạn cần ngay lập tức gọi điện tới ngân hàng để thông báo tình trạng của mình. Nếu phía ngân hàng đồng ý, bạn có thể lấy lại thẻ ATM của mình ngay trong ngày. Nếu bị ngân hàng từ chối hoặc có vấn đề trục trặc về kỹ thuật, bạn cần chờ từ 1-5 ngày. Khi đó, để nhận thẻ ở địa chỉ bạn đang sống, bạn cần trả phí ship cho bưu điện để ngân hàng gửi lại thẻ.

Sau khi nhận được thẻ mới, bạn cần thực hiện đổi mã PIN trong vòng 48h tại cây ATM để bảo mật thông tin.

3. Các lưu ý để tránh bị nuốt thẻ ATM tại cây ATM cùng/ khác ngân hàng

Không phải lúc nào khi muốn rút tiền bạn cùng tìm ngay được cây ATM cùng ngân hàng phát hành thẻ. Vì thế nên việc rút tiền hay giao dịch tại cây ATM khác ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Để tránh bị nuốt thẻ ATM khi thực hiện giao dịch tại cây ATM cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng, bạn cần chú ý một số lưu ý sau đây:

  • Nếu có thể nên thực hiện rút tiền tại cây ATM cùng ngân hàng hoặc ngân hàng có liên kết là tốt nhất. Và tốt nhất nên rút tiền tại những cây ATM cạnh phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng để có vấn đề gì thì giải quyết cho nhanh.
  • Hiểu rõ nguyên nhân bị nuốt thẻ: Chủ thẻ cần nắm rõ các nguyên nhân bị nuốt thẻ để phòng tránh khi giao dịch tại cây ATM. Một số nguyên nhân bị nuốt thẻ thường gặp là: hệ thống ATM bị lỗi, nhập sai mã PIN quá 3 lần, không lấy lại thẻ sau khi máy nhả thẻ,…
  • Tuân thủ quy định, quy trình rút tiền tại máy ATM: thường các ngân hàng đều có chung quy trình khi rút tiền là máy sẽ trả thẻ trước rồi mới trả tiền. Tuy nhiên có 1 số ngân hàng lại quy định ngược lại là trả tiền trước rồi mới trả thẻ.
  • Tìm hiểu trước xem các ngân hàng nào liên kết với ngân hàng bạn mở thẻ để chọn cây ATM phù hợp. Không phải 100% cây ATM nào cũng liên kết với nhau. Việc dùng máy ATM khác ngân hàng và không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ cũng là 1 nguyên nhân khiến thẻ bị nuốt.
  • Kiểm tra kỹ máy ATM trước khi đưa thẻ vào nhằm đảm bảo máy ATM hoạt động bình thường. Nếu bạn phát hiện máy ATM có vấn đề lỗi hay dấu hiệu bất thường như màn hình hiện thông báo bảo trì hoặc không sáng đèn, bạn không nên tiếp tục thực hiện giao dịch tại cây ATM đó.
  • Cẩn thận khi nhập mã PIN: khi nhập mã PIN bạn cần nhập cẩn thận đúng trong số lần quy định, không được nhập sai mã PIN quá 3 lần. Nếu không nhớ mã PIN, bạn không nên vội vã nhập mà nên tìm cách lấy lại mã PIN.
  • Cất giữ thẻ ATM cẩn thận, tránh làm gãy hỏng, cong, trầy xước thẻ ATM. Nếu thẻ của bạn có dấu hiệu hư hỏng, bạn cần liên hệ ngân hàng để làm lại thẻ.
  • Hạn chế sử dụng những máy ATM ở nơi vắng vẻ.
  • Không nên sử dụng máy ATM khác ngân hàng khi tài khoản của bạn không có đủ tiền.
  • Nên cài đặt ứng dụng ngân hàng Internet Banking sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc giao dịch, quản lý thẻ, tài khoản.

4. Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi bị nuốt thẻ ATM

Bên cạnh việc hướng dẫn cách xử lý khi bị nuốt thẻ ATM, Tip Công Nghệ sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề này, tránh bỡ ngỡ nếu chẳng may rơi vào tình huống đó.

4.1. Bị nuốt thẻ ATM bao lâu thì nhận được?

Thời gian cấp lại thẻ để nhận lại thẻ ATM nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng. Thông thường, thời gian để nhận lại thẻ ATM sau khi bị nuốt là khoảng từ 1-7 ngày.

4.2. Có mất phí giao dịch khi bị nuốt thẻ ATM không?

Đáp án là KHÔNG.

Nhiều người băn khoăn không biết thẻ ATM bị nuốt có bị mất phí giao dịch không? dù cho giao dịch đó chưa thành công. Theo đó, khi máy ATM nuốt thẻ của bạn, bạn không bị mất  bất kỳ phí giao dịch nào vì giao dịch không được thực hiện thành công (dù bạn rút tiền tại cây ATM cùng hay khác ngân hàng). Số tiền trong tài khoản của bạn cũng vẫn được bảo toàn 100% nếu bạn thực hiện các bước hướng dẫn bên trên của Tip Công Nghệ đúng cách.

4.3. Bị nuốt thẻ ATM có rút tiền được không?

Trong thời gian chờ ngân hàng phát hành lại thẻ, nếu cần tiền gấp, bạn vẫn có thể rút tiền trong tài khoản bằng 1 số cách:

  • Rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch. Bạn cầm theo CCCD/ CMND đến phòng giao dịch/ chi nhánh ngân hàng để rút tiền.
  • Rút tiền không dùng thẻ tại cây ATM. Nhiều ngân hàng hiện nay như Vietcombank, BIDV, Techcombank, VPBank,… áp dụng hình thức rút tiền tại cây ATM không cần dùng thẻ. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch rút/ chuyển tiền qua ứng dụng Banking của ngân hàng trên điện thoại hoặc bằng mã QR trên ATM.
  • Rút tiền không cần thẻ ATM bằng ví điện tử tại điểm giao dịch. Một số ví điện tử cho phép khách hàng rút tiền tại điểm giao dịch như: MoMo, Viettel Pay,…

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết cách xử lý khi bị nuốt thẻ ATM phải làm sao để lấy lại thẻ nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản nhất. Tóm lại khi thẻ ATM bị nuốt, bạn cần thực hiện những bước sau:

  • Ngay khi thẻ ATM bị nuốt, bạn hãy liên hệ tới ngân hàng để thông báo khóa thẻ và được hỗ trợ hướng dẫn lấy lại thẻ kịp thời.
  • Làm theo hướng dẫn của ngân hàng để được hướng dẫn nhận lại thẻ.
  • Nếu cần tiền gấp, bạn có thể đem CCCD/ CMND đến ngân hàng và rút tiền thủ công.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp thẻ ATM bị nuốt cũng như hạn chế trong những lần rút tiền sau.

Để xem thêm nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa về tài chính, bạn hãy thường xuyên truy cập website của Tipcongnghe.com bạn nhé

Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...