Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

 

Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng

Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông" hay "qua vai đánh lái" là những khẩu quyết mà tài xế nên học thuộc lòng khi tham gia giao thông.

Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng

Câu "nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng" là quy tắc giao thông khi đi qua đường giao nhau mà không có tín hiệu. Nhất chớm tức là xe ô tô nào chớm tới vạch trước thì được đi trước. Nhì ưu: xe ưu tiên được đi trước. Xe ưu tiên theo luật định là các xe đi theo thứ tự sau: Chữa cháy - Quân đội - Công an - Cứu thương - Hộ đê...

Sau xe ưu tiên xét đến "tam đường". Tam đường: xe ở đường chính, đường ưu tiên thì được đi trước. Cuối cùng đến "tứ hướng". Tứ hướng: thứ tự ưu tiên theo hướng đi, xe rẽ phải ưu tiên đi trước, sau đó tới đi thẳng, rẽ trái.

Đường giao nhau

Tuy nhiên, khẩu quyết này không còn được nhiều người ủng hộ. Theo Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định cụ thể quy tắc qua đường giao nhau như sau: 

Điều 24: Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Mưa bớt phanh, nắng bớt ga

"Mưa bớt phanh" tức là khi trời mưa tài xế nên hạn chế sử dụng phanh vì rất dễ xảy ra hiện tượng trượt phanh. "Nắng bớt ga" ý nói khi trời nắng có thể gây chói mắt, hơn nữa khi đường khô ráo nên giảm bớt chân ga vì tốc độ có thể vụt lên rất nhanh.

Xuống phà, xe trước, người sau. Lên phà, người trước, xe sau an toàn

Xuống phà là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi tài xế phải di chuyển rất cẩn thận và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tài xế và người điều khiển phà. Câu khẩu quyết trên muốn nhấn mạnh quy tắc lên xuống phà an toàn. Khi xuống phà, mình tài xế đánh xe xuống trước, sau đó mới là hành khách.

đi phà

Khi lên phà, tài xế chờ cho hành khách di chuyển lên trước đến điểm an toàn. Sau đó tài xế đánh xe một mình lên dốc. Cả 2 trường hợp trên đều nhằm giảm thiểu tối đa nguy hiểm trong những trường hợp như mất phanh, mất kiểm soát vô lăng hoặc đường trơn trượt...

Tài xế nên chú ý phối hợp với người điều khiển phà khi lên, xuống phà để xuống đúng vị trí và có thể chỉnh được tay lái khi rơi vào điểm mù.

Nhất chạng vạng, nhì rạng đông

Câu này trước đây được dùng để chỉ nghề câu. Sau đó, những tài xế lâu năm đã chuyển thành câu khẩu quyết ám chỉ những lúc nguy hiểm cho lái xe. Đây là hai thời điểm mà tài xế khó quan sát nhất trong ngày. Chạng vạng và rạng đông là hai thời điểm sáng tối phân tranh nên mắt không thể quan sát đường một cách dễ dàng.

Ngoài ra, lúc chạng vạng cũng là lúc mọi người kết thúc công việc của một ngày ( 5-7 giờ) nên cơ thể thể cảm thấy mệt mỏi vì vậy mà rất dễ xảy ra hiện tượng "quáng gà" (mù tạm thời). Rạng đông (3 - 4 giờ) là lúc con người chìm vào giấc ngủ sâu nhất nên nếu lái xe sẽ rất dễ buồn ngủ.

Qua vai đánh lái

Qua vai đánh lái được hiểu là khi bạn rẽ, nếu mép đường qua vai thì mới được đánh lái. Khi học ở trên trường, thầy giáo có hướng dẫn chúng ta là khi muốn rẽ trái hay phải ở một nơi đường giao nhau, nên để xe tiến cho tới khi vai tài xế qua mép đường vuông góc rồi mới đánh lái.

Chó tránh đầu, trâu tránh đuôi

Trâu

Đây là cách ước lượng và tránh động vật chẳng may gặp trên đường. Theo kinh nghiệm, khi bị giật mình, chó thường chạy quay đầu lại, còn trâu bò thì cứ lừ lừ tiến.

Lên số lấy đà, về số vù ga

Thao tác đổi số. Khi làm đúng thao tác này việc chuyển số của bạn sẽ trở nên êm ái xe không bị giật cục.

Đầu xuôi đuôi lọt

Đầu xuôi đuôi lọt

Cách đi qua khe hẹp. Khi buộc phải đi qua khe/ngõ/ ngách hẹp, nếu đã lách được qua 2 gương lái xe yên tâm phía sau sẽ lọt (tất nhiên là không đánh lái). Trường hợp này chỉ áp dụng đối với xe con, xe tải không áp dụng vì thùng hàng có thể lớn hơn đầu xe.

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

Cô gái trong ô tô

Hướng dẫn cách tiến/lùi trong các ngõ hẹp. Đây là bài để hướng dẫn cách tiến/lùi trong các ngõ hẹp, qua cổng, góc tường... Lưng ở đây hiểu là phía thân xe ngược với hướng cua, còn bụng thì ngược lại.

Lên số nào, xuống số đó


Hướng dẫn đi đường đèo dốc. Tuy nhiên, không nhất thiết ở đoạn đèo dốc nào lái xe cũng phải xuống đúng số khi lên. Khẩu khuyết này chủ yếu nhắc nhở lái xe tuyệt đối không đi số cao hoặc về N khi thả dốc dài.

Côn ra, ga vào, phanh tay thả


Đây là thao tác khi bắt đầu khởi hành. Theo đúng hướng dẫn (áp dụng đối với xe số sàn) bạn bắt đầu với chân trái từ từ nhả chân côn, cùng lúc chân phải mớm ga đồng thời nhớ hạ phanh tay.

Bỏ ga, qua thắng


Đây là thao tác thường trực khi lái xe. Trong trường hợp có chướng ngại vật phía trước hoặc cần thiết phải giảm tốc ngay khi rời chân ga lái xe lập tức chuyển sang để hờ chân lên bàn đạp phanh, sẵn sàng xử lý tính huống tiếp theo, đảm bảo an toàn. Tuyệt đối, chân phải không được để lập lờ giữa chân ga và chân phanh, rất nguy hiểm.

Kết luận: Những khẩu quyết được các tài xế truyền tai nhau chủ yếu được dựa trên kinh nghiệm lái xe. Do vậy, các tài xế nên học thuộc để vận dụng khi tham gia giao thông. Chú ý, các khẩu quyết không nên áp dụng một cách máy móc mà nên vận dụng dựa trên điều kiện thực tế.

Hãy ghi nhớ 4 điểm này, Nếu không muốn CSGT để ý và dừng xe bạn!!

  

Tại sao không phải xe nào cũng bị CSGT kiểm tra? Hãy ghi nhớ 4 điểm này, CSGT  sẽ không thèm để ý đến bạn


Khi lái xe qua những con đường đông đúc của thành phố, chúng ta luôn có thể nhìn thấy sự hiện diện của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Họ đứng tại các chốt giao thông tại ngã tư, cầm dùi cui hoặc tuần tra trên đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Tuy nhiên, có thể bạn đã từng thắc mắc: Tại sao không phải xe nào cũng bị CSGT kiểm tra? Trên thực tế, căn cứ để cảnh sát giao thông lựa chọn khám xe thường liên quan đến một số yếu tố chính.

Chỉ cần bạn hiểu rõ 4 lý do cần kiểm tra ô tô sau đây và tránh kịp thời thì cảnh sát giao thông sẽ không thèm để ý đến bạn.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

1. Không có biển số

Biển số giống như CMND của ô tô, ghi lại thông tin đăng ký xe, thông tin chủ xe, giúp bộ phận quản lý giao thông theo dõi các hành vi vi phạm phương tiện, tai nạn giao thông, vi phạm đỗ xe…

Sau khi mua xe mới, một số người cho rằng chỉ cần đi trên đường mà không có biển số là được. Nhưng trên thực tế, việc lái xe ô tô không có biển số trên đường là vi phạm pháp luật và nếu bị cảnh sát giao thông bắt, bạn có thể bị phạt.

Các hình thức xử phạt cụ thể có thể bao gồm phạt tiền, tạm giữ xe, phạt tiền, phạt điểm, v.v. Mức độ xử phạt tùy thuộc vào quy định quản lý giao thông của địa phương.

Đồng thời, việc cố tình chặn biển số xe, biển số xe đặc biệt hoặc biển số xe không khớp với xe cũng có thể gây sự chú ý của cảnh sát, dẫn đến việc ngăn chặn, kiểm tra.

Tóm lại, dù là xe mới hay xe cũ thì chúng ta cũng nên luôn chú ý đến tầm quan trọng của biển số. Việc chú ý lắp đặt biển số xe và giữ chúng nguyên vẹn, chính xác có thể giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

2. Không thắt dây an toàn

Quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không thắt dây an toàn sẽ bị phạt cụ thể như sau:

Người điều khiển xe không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường và chở người trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Người được chở trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, với hành vi vi phạm không thắt dây an toàn trên xe ôtô, người điều khiển sẽ buộc bị lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

Vì vậy, phải tuân thủ luật lệ giao thông, người lái xe và hành khách phải thắt dây an toàn khi lái xe.

Nếu cảnh sát giao thông nhận thấy người lái xe hoặc hành khách trên xe không thắt dây an toàn thì xe có thể bị dừng lại để kiểm tra.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

Vì vậy, đừng mạo hiểm, hãy nhớ thắt dây an toàn và tuân thủ luật giao thông. Cảnh báo, nhắc nhở và giáo dục cũng có thể được cung cấp cho người lái xe và hành khách, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Hơn nữa, nếu xảy ra tai nạn giao thông và việc không thắt dây an toàn được xác định là một phần của vụ tai nạn thì công ty bảo hiểm có thể điều chỉnh số tiền bồi thường hoặc tỷ lệ trách nhiệm theo quy định có liên quan.

3. Quên việc đăng kiểm xe hàng năm

Khi cảnh sát giao thông tuần tra trên đường, họ sử dụng nhiều phương tiện và công nghệ khác nhau để phát hiện sự tuân thủ của phương tiện, bao gồm cả việc đăng kiểm phương tiện.

Cơ quan quản lý giao thông ở một số khu vực sẽ sử dụng hệ thống tự động như camera nhận dạng biển số xe và truy vấn cơ sở dữ liệu để phát hiện tình trạng đăng kiểm của phương tiện.

Để tuân thủ luật pháp và quy định, đảm bảo lái xe an toàn và tránh bị phạt vi phạm giao thông, hãy đảm bảo xe của bạn được đăng kiểm tra thường xuyên và luôn tuân thủ.

Khi bị cảnh sát giao thông dừng xe, nên hợp tác và làm theo hướng dẫn của họ. Hoàn thành kịp thời các thủ tục kiểm tra xe đảm bảo việc lái xe hợp pháp và tránh những rắc rối không đáng có.

4. Xe độ

Sau khi mua một chiếc xe, một số chủ xe sẽ thực hiện các sửa đổi để theo đuổi việc cá nhân hóa. Tuy nhiên, nếu quá trình chỉnh sửa quá cường điệu, đặc biệt là về màu sắc thân xe và âm thanh ống xả thì sẽ bị chỉnh sửa đáng kể.

Những chiếc xe cải tiến này thường là mục tiêu ngăn chặn của cảnh sát. Khi những chiếc xe cải tiến này phát ra tiếng gầm chói tai trên đường phố, cảnh sát sẽ nhanh chóng xác định vị trí và chặn bắt chiếc xe đó.

Xe độ có thể vi phạm luật lệ giao thông và có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Ví dụ: một số phương tiện được sửa đổi có thể tăng tốc, chở quá tải hành khách, sửa đổi đèn, v.v.

Những hành vi này làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Do đó, cảnh sát thường đặc biệt chú ý đến những phương tiện cải tiến này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho những người lái xe khác và người đi bộ trên đường.

kiểm tra xe, cảnh sát giao thông, xe vi phạm giao thông

Vì vậy, những người bạn có ý định độ xe không nên đi quá xa để không gây sự chú ý của cảnh sát giao thông.

Đất tăng thêm so với Sổ đỏ: Cách xử lý, thủ tục và tiền phải nộp

 

Quy trình cấp sổ đỏ với diện tích đất tăng thêm

“Thời gian qua, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có nhiều thay đổi theo nhu cầu thực tế. Xin hỏi quy định mới nhất về việc cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng, bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm", bạn đọc Nguyễn Hoài Thu, sống tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hỏi.

Diện tích đất tăng lên so với sổ đỏ: Đính chính hay cấp lại sổ đỏ?

Diện tích đất tăng lên so với sổ đỏ: Đính chính hay cấp lại sổ đỏ? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật sư Trương Anh Tuấn, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Chương I Luật Đất đai 2013 (Luật số: 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2023 do Thứ trưởng Lê Minh Ngân ký, bao gồm 04 Điều: Điều 1 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT- BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất); Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 9a của Thông tư 24/2014/TT- BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính); Điều 3 (Điều khoản thi hành); Điều 4 (Trách nhiệm thi hành).

Ảnh minh họa. Nguồn: tptuyhoa.phuyen.gov.vn 

Đáng chú ý, Thông tư cũng bổ sung hướng dẫn về cấp sổ đỏ với đất tăng thêm so với giấy tờ về quyền sử dụng đất tại Điều 9a Thông tư 24/2014/TTBTNMT về hồ sơ địa chính, quy định về hồ sơ thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận, hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp giấy chứng nhận.

Cụ thể, việc cấp Giấy chứng nhận được áp dụng cho toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng (bao gồm diện tích thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm).

Nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận:

+ Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu 10/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc. Cần nộp bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp cho thửa đất gốc

+ Bản gốc Giấy chứng nhận và hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được lập theo quy định của diện tích đất tăng thêm. Nếu diện tích đất tăng thêm là kết quả của chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng, cần nộp bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc và các hợp đồng, văn bản liên quan đến việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai.

Nếu thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu 04a/ĐK đối với toàn bộ diện tích của thửa đất đang sử dụng: Trong trường hợp thửa đất gốc chưa có Giấy chứng nhận, cần nộp đơn đăng ký và yêu cầu cấp Giấy chứng nhận theo mẫu qui định.

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của thửa đất gốc: Cần nộp một trong các loại giấy tờ quy định tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Cần nộp một trong các giấy tờ quy định tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.

Nếu có nghĩa vụ tài chính liên quan, cần nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất.

* Về hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận:

- Diện tích đất tăng thêm có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành):

+ Đơn đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP đối với thửa đất gốc nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận.

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 2 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP đối với diện tích đất tăng thêm.

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

* Về hồ sơ nộp trong trường hợp diện tích đất tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

+ Đơn đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu 04a/ĐK cho toàn bộ diện tích thửa đất đang sử dụng.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận của thửa đất gốc hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP đối với thửa đất gốc nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận.

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

 * Trường hợp thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm đã có Giấy chứng nhận:

+ Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan quy định (có thể là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) ký cấp Giấy chứng nhận.

+ Điều này có nghĩa là khi thửa đất gốc và diện tích đất tăng thêm đã có Giấy chứng nhận, cơ quan quy định sẽ tiến hành ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho chủ sở hữu.

* Trường hợp thửa đất gốc hoặc diện tích đất tăng thêm chưa được cấp Giấy chứng nhận:

+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ chuẩn bị hồ sơ để trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện thông qua.

+ Hồ sơ này sẽ được trình Ủy ban Nhân dân cấp huyện để tiến hành ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo luật sư Tuấn, thực tế ghi nhận tại không ít địa phương trên cả nước, việc chậm thực hiện cấp sổ đỏ (do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan) đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân về nhu cầu nhà ở, hạn chế các quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định. Người dân chưa được cấp sổ đỏ sẽ không thể thực hiện các giao dịch thế chấp tài sản để vay vốn, chuyển nhượng, mua bán hợp pháp tài sản, cũng như làm giảm đi giá trị tài sản khi giao dịch.

Ngoài ra, nó cũng làm ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách Nhà nước, thậm chí có thể dẫn đến nhiều bức xúc, khiếu nại, khiếu kiện của Nhân dân, công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn./.

Sau buổi họp lớp, chồng về nhà và trở nên kì lạ, 1 tuần sau anh đưa ra quyết định bất ngờ làm vợ con trở tay không kịp

  

Sau buổi họp lớp, chồng về nhà và trở nên kì lạ, 1 tuần sau anh đưa ra quyết định bất ngờ làm vợ con trở tay không kịp


Sau buổi họp lớp, chồng về nhà và trở nên kì lạ, 1 tuần sau anh đưa ra quyết định bất ngờ làm vợ con trở tay không kịp

Không hiểu điều gì đang xảy ra với chồng tôi nữa?


Đây là câu chuyện về chồng tôi, Trần Ngọc, 35 tuổi.

Ngày nghỉ lễ vừa rồi, chúng tôi về quê nội chơi và chồng tôi đi họp lớp cấp 3. Sau khi ra trường, anh mải mê với công việc, sự nghiệp nên chưa bao giờ họp lớp. Thế nên tôi rất ủng hộ việc anh gặp lại những người bạn cũ để ôn lại kỷ niệm xưa.

Cứ nghĩ lâu ngày gặp được bạn bè thì anh sẽ vui mừng phấn khởi, có nhiều chuyện hay kể cho vợ nghe. Nhưng chẳng hiểu sao từ sau buổi họp lớp trở về nhà anh ít nói hơn, nhiều hôm ngồi trầm ngâm một mình không hiểu suy nghĩ gì nữa.

Tôi lo anh có vấn đề về sức khỏe nên đã đến gần để thăm dò. Vợ phải gặng hỏi khá lâu thì chồng mới chịu thú nhận sự thật. Anh bảo ngày học cấp 3, anh luôn đứng top đầu lớp, vậy mà bây giờ lương chưa tới 30 triệu. Nhà thì chưa có, đi xe máy, quần áo mặc toàn đồ rẻ tiền.

Sau buổi họp lớp, chồng về nhà và trở nên kì lạ, 1 tuần sau anh đưa ra quyết định bất ngờ làm vợ con trở tay không kịp- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Còn bạn bè anh mấy đứa học kém hơn rất nhiều, thậm chí còn toàn nhìn bài của anh lại có nhà lầu xe hơi, toàn thân toát lên hàng hiệu. Cách ăn nói của bọn họ cũng trịnh thượng và kiêu ngạo phát ghét. Đứa học kém hơn anh còn tài trợ luôn bữa ăn hôm họp lớp nữa làm chồng thấy rất tủi thân và mất mặt.

Sau khi nói hết những tâm sự giấu kín cả tuần nay, cuối cùng chồng cầm tay tôi nói câu:


"Anh nghĩ kỹ rồi, cứ gắn bó với công ty thì cả đời cũng chẳng giàu lên được. Chỉ có ra ngoài làm ăn mới nhanh giàu được. Anh sẽ cầm cố sổ đỏ vay tiền ngân hàng mở công ty riêng".

Lời chồng nói làm tôi hoa mắt chóng mặt suýt nữa thì ngất. Khi bình tĩnh lại, tôi khuyên chồng đừng vì ghen ăn tức ở với đám bạn học mà làm liều. Tôi cũng nhắc nhở chồng không được coi thường những người thua kém mình. Bởi có thể họ lười học nhưng sẽ giỏi về lĩnh vực khác.

Sau buổi họp lớp, chồng về nhà và trở nên kì lạ, 1 tuần sau anh đưa ra quyết định bất ngờ làm vợ con trở tay không kịp- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tôi bảo mỗi người có một thế mạnh, chồng giỏi chuyên môn kỹ thuật thì cứ tiếp tục phát huy, đừng vì thua kém bạn bè tí chút mà tức mình ra mở công ty làm quản lý, không cẩn thận tiền mất tật mang. Các cụ nói "một nghề cho chín còn hơn chín nghề".

Tôi khuyên chồng quên đi chuyện họp lớp, tập trung vào công việc hiện tại. Tuy chúng tôi tiền không nhiều nhưng có 2 đứa con đáng yêu học giỏi và gia đình hạnh phúc là đủ rồi. Chồng đừng cầu toàn quá rồi toang có ngày.

Vợ nói đủ lời mà chồng không chịu nghe. Anh bảo còn trẻ phải bắt tay làm giàu kẻo già hối hận. Sau buổi họp lớp, anh tự nhủ với lòng là 10 năm sau gặp lại sẽ giàu nhất trong đám bạn học. Chồng tôi đang không tự chủ được bản thân, tôi sợ anh làm liều, cầm cố nhà để làm giàu. Tôi không biết ngăn cản chồng thế nào nữa?

Đàm Vĩnh Hưng không được diễn ở nước ngoài và phát hành sản phẩm trong 9 tháng

 

Đàm Vĩnh Hưng không được diễn ở nước ngoài và phát hành sản phẩm trong 9 tháng

Ngoài đình chỉ biểu diễn trong và ngoài nước, cơ quan quản lý còn áp dụng hình thức xử phạt Đàm Vĩnh Hưng là không được phát hành sản phẩm trong 9 tháng.


Đàm Vĩnh Hưng: Nhiều đứa nhỏ lắm vẫn gọi tôi thằng nọ thằng kia, rồi chửi tôi được - Ảnh 3.

Chiều 18/7, đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM phản hồi thông tin liên quan đến vụ việc của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. 

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy đã ký quyết định xử phạt hành chính với mức phạt 27,5 triệu đồng cùng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ biểu diễn 9 tháng.

09 sv.jpg
Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn trong 9 tháng, bao gồm cả trong lẫn ngoài nước. 

Trước thắc mắc của báo chí: Đình chỉ biểu diễn ở đây chỉ bao gồm trong nước hay cả quốc tế?, phía Sở cho biết sẽ căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về đối tượng áp dụng là “Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài”. Trong đó, ông Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) là cá nhân, công dân Việt Nam nếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - quảng cáo ở Việt Nam và nước ngoài sẽ bị xử lý theo quy định.

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 được áp dụng với “tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài”.

“Do vậy, hoạt động biểu diễn theo Nghị định số 144/2020/NĐ-CP điều chỉnh trên lãnh thổ Việt Nam và các quy định của Việt Nam mà tổ chức, cá nhân phải tuân thủ trước khi đi nước ngoài.

Ngoài ra, đơn vị tổ chức có hành vi sử dụng người biểu diễn (ông Huỳnh Minh Hưng) trong thời gian bị đình chỉ sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng theo khoản 4, Điều 11 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ”, phía Sở thông tin.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc Đàm Vĩnh Hưng sẽ không được phép biểu diễn ở nước ngoài trong thời gian chịu án phạt. 

Damvinhung.jpeg
Đàm Vĩnh Hưng không được phép phát hành sản phẩm âm nhạc trên các nền tảng mạng xã hội.  Ảnh: Tư liệu

Trả lời những câu hỏi liên quan đến việc trong thời gian 9 tháng bị đình chỉ biểu diễn, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có được phép ra mắt sản phẩm âm nhạc trên nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok hay không?

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM cho hay, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định "Hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật".

Vì vậy, tất cả các sản phẩm âm nhạc, biểu diễn trên nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok… do Đàm Vĩnh Hưng thực hiện kể từ thời điểm Quyết định số 2530/QĐ-XPHC có hiệu lực đều bị đình chỉ nên nam ca sĩ sẽ không được phép ra mắt sản phẩm âm nhạc mới trên các nền tảng này trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn.

Em trai trở mặt từ ngày được thừa kế toàn bộ nhà, đất

  

Em trai trở mặt từ ngày được thừa kế toàn bộ nhà, đất

'Mày đi học rồi thì sau này hai miếng đất ở quê là của hai em', lời của mẹ khiến tôi không còn đoái hoài đến tài sản thừa kế.

Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Tôi luôn giữ một quan điểm rằng tài sản của ông bà, cha mẹ thì cho ai đó là quyền của họ, con cháu không thể lấy cái danh con trưởng, cháu đích tôn để đòi quyền lợi hưởng thừa kế.

Bản thân tôi cũng là con trai cả trong gia đình, tôi cũng có con trai (là cháu đích tôn của ông bà). Nhưng tài sản mà cha mẹ tôi có là hai mảnh vườn ở quê lại để lại cho hai người em trai của tôi. Trong đó, một đứa em tôi không có con trai. Tuy nhiên, tôi chẳng hề suy nghĩ hay phản đối gì về quyết định đó của cha mẹ.

Khi tôi bước chân ra khỏi nhà để đi học xa, mẹ từng nói một câu: "Mày đi học rồi thì sau này hai miếng đất ở quê là của hai đứa em". Từ ngày đó, tôi chẳng bao giờ quan tâm đến tài sản của cha mẹ có những gì và cho ai? Tôi chỉ biết lo làm ăn và kiếm tiền tự lo cho bản thân.

Sau này, tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quê, tôi vẫn còn tên trong hộ khẩu. Để làm thủ tục tặng đất cho đứa em trai kế tôi, mẹ đã gọi tôi về để ký tên trong hợp đồng cho tặng (vì đất ở quê là cấp cho đất hộ, nên về mặt pháp luật thì những người có tên trong hộ phải ký tên đồng thuận). Và tôi vẫn vui vẻ đồng ý làm theo ý muốn của mẹ mà chẳng một lời trách móc.


Cha mẹ tôi cũng có mảnh vườn ở quê, do già yếu nên không còn lao động được, chỉ giữ lại một phần nhỏ để làm, còn lại muốn giao hết cho em trai tôi. Tôi nói với cha mẹ nên lập di chúc, chứ sợ sau này có nhiều việc phát sinh không biết trước được. Sau đó cha mẹ tôi đã không lập di chúc mà sang tên luôn cho vợ chồng em trai tôi.

Từ ngày được cho đất, em trai tôi coi cha mẹ tôi như người ngoài. Tuy em chưa đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, nhưng sống như kiểu "người dưng". Cha mẹ ốm đau, em cũng không một lời hỏi thăm, nhờ làm gì một buổi cũng phải trả tiền công. Hiện nay, cha mẹ tôi đã già yếu, không có thu nhập gì nhiều. Chính bản thân tôi lại là người vẫn chu cấp cho cha mẹ đều đặn dù chẳng có phần thừa kế nào.

Tôi nói vậy không phải để chê trách gì cha mẹ vì đã không chia đất cho mình, mà tôi chỉ muốn các bạn hiểu một điều rằng, những gì không phải của mình thì đừng cố đòi hỏi, ngay cả khi cha mẹ, hay ông bà không để lại cho mình. Tôi thấy cái gì của mình làm ra mới là cái quý nhất, nên vẫn luôn nói với con mình rằng: "Của làm ra là của trong nhà, của ông bà là của ngoài sân, của phù vân sẽ bay đi mất".

Cách sang tên biển số xe máy không cần chủ cũ

  

Cách sang tên biển số xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe máy đã qua nhiều đời chủ sẽ được đăng ký sang tên biển số xe mà không cần tới chủ cũ.

Theo thông tư 24/2023 của Bộ Công an có hiệu lực từ tháng 8/2023, biển số ôtô, xe máy được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe, còn gọi là biển số định danh. Người đang sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt nếu không làm thủ tục sang tên.

Trên thực tế, nhiều chủ phương tiện đang sử dụng xe không chính chủ, thậm chí không biết chủ cũ của xe đang ở đâu. Bởi thế, thông tư dành điều 31 để quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. Theo đó, người dân có thể sang tên xe không cần chủ cũ tương tự các bước theo thủ tục "sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều tổ chức, cá nhân".

Một biển số xe máy của người dân. Ảnh: Phạm Dự

Một biển số xe máy của người dân. Ảnh: Phạm Dự

Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Làm thủ tục thu hồi

Người đang sử dụng xe đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Sau đó, kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công rồi cung cung cấp mã hồ sơ trực tuyến và nộp hồ sơ giấy kèm theo biển số xe, giấy đăng ký xe.

Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe. Trường hợp cơ quan quản lý hồ sơ và cơ quan đăng ký sang tên xe là một thì người đang sử dụng xe không phải làm thủ tục thu hồi, thay vào đó chỉ cần nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe khi làm thủ tục sang tên.

Bước 2: Làm thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ

Người đang sử dụng xe làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan đăng ký xe nơi thường trú hoặc tạm trú.

Hồ sơ sang tên xe gồm giấy khai đăng ký xe (ghi rõ quá trình mua bán và cam kết, chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe), chứng từ lệ phí trước bạ, chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (có dán bản chà số máy, số khung xe có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe).

Bước 3: Người có nhu cầu sang tên xe sẽ được nhận giấy hẹn trong 30 ngày. Trong thời gian này, cơ quan chức năng sẽ xác minh dữ liệu đăng ký xe.

Bước 4: Sau khi cảnh sát hoàn tất các thủ tục xác minh, nếu không có tranh chấp, người dân sẽ được nhận kết quả sang tên xe.

Theo Nghị định 10/2022/NĐ-CP, xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ hai trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Giá tính lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản mới nhân với tỷ lệ % chất lượng còn lại.

Về lệ phí cấp đổi giấy đăng ký, biển số xe, Thông tư 60/2023/TT-BTC quy định: Cấp đổi chứng nhận đăng ký kèm theo biển số là 100.000 đồng, cấp đổi riêng biển số là 50.000 đồng.

Hãy thuộc lòng những khẩu quyết này, khi đó bạn sẽ không ngại gì nữa khi lái oto

  Những khẩu quyết lái xe an toàn mà bất kể người lái xe đều phải thuộc lòng Những quy tắc lái xe như "nhất chạng vạng, nhì rạng đông&q...